Download

sâfasfasf

Tin Tức

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Cảnh sát bắn chết 45 tội phạm ma túy và cướp bóc sau 4 ngày tổng thống Philippines nhậm chức


Chỉ sau 4 ngày nhậm chức tổng thống Philippines đã có 45 tội phạm buôn ma túy và cướp bóc bị bắn chết, cuộc đấu súng giữa cảnh sát và tội phạm ma túy

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Biểu tình nổ ra khắp nơi Venezuela người dân chết đói vì không có lương thực

Người dân Venezuela biểu tình khắp nơi vì cách phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp dẫn đến thiếu lương thực.
Lúc này người dẫn Venezuela phải dùng rau làm thực phẩm chính vì không có cá, thịt

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Can't do without EU, We love EU Biểu tình khắp nước Anh mong muốn trưng cầu dân ý lần 2



Hàng chục nghìn người ở London hôm qua 2/7 đã xuống đường tuần hành để phản đối kết quả trưng cầu dân ý rút khỏi EU (Brexit).
Cuộc biểu tình mang tên “Tuần hành vì EU” được vận động qua mạng xã hội và thu hút hàng chục nghìn người tham gia với các thông điệp như “Ở lại EU”, “Chúng tôi yêu EU”.

Những người tham gia tuần hành tập trung tại Park Lane trước khi diễu qua qua quảng trường gần Tòa nhà Quốc hội. Tuy không có nhân vật nổi tiếng nào trong cuộc tuần hành này nhưng ít nhất có hàng chục nghìn người tham gia, sự có mặt của cảnh sát ở đây cũng rất hạn chế. Những người đứng ra tổ chức cuộc tuần hành cho biết, đến giữa ngày hôm qua có khoảng 50.000 người tham gia.
Những người biểu tình nói rằng, họ đề nghị giới lãnh đạo phải có những hành động chính trị dứt khoát trong bối cảnh nước Anh rơi vào hỗn loạn, mất ổn định kể từ sau cuộc trưng cầu.

Kết quả trưng cầu hôm 23/6 cho thấy, 52% người Anh ủng hộ rời EU trong khi 48% ủng hộ ở lại EU. Mark Thomas, một người tham gia tuần hành, cho rằng chiến dịch vận động trưng cầu dân ý vừa qua đã không chiến thắng một cách công bằng khi ngập tràn những thông tin sai lệch và do những cử tri bực tức chỉ muốn làm điều gì đó cho thỏa mãn sự tức giận của họ.
Can't do without EU, We love EU, stay EU

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

TÌM HIỂU VỀ LOA


CƠ BẢN VỀ CỦ LOA ĐIỆN ĐỘNG
1 Giới thiệu:
Chào các bạn: trong hệ thống nghe nhìn có lẽ loa và micro là bộ phận kém phát triển nhất. Ra đời từ hơn 100 năm qua thật sự nó chẳng có thay đổi gì đang kể. Nó gần như là 1 huyền thoại, mọi người nói về nó rất nhiều nhưng kết quả thường rất mông lung.
Loa có thực sự khó đến vậy không? Câu trả lời của mình là nó gồm nhiều cái rất đơn giản, nhưng vì quá nhiều nên thực sự tìm ra câu trả lời cho nó thật sự là quá khó.
Trên thế giới các công ty thật sự có thể thiết kế ra nó rất ít( thiết kế chứ không phải sản xuất ứng dụng). Phần lớn các cty này nằm ở các nước Bắc Âu nơi mà ngành khoa học có nhiều điều kiện để phát triển như Scanpeak, Seas. Các ngành khoa học để phát triển 1 củ loa theo mình ít nhất là 3 ngành gồm: Điện từ trường; âm học; cơ học vật liệu. Và cả tâm sinh lý học nữa( nếu có điều kiện mình sẽ nói rõ hơn).
Loa thực sự rất tệ, Chắc ít có thiết bị nào có thể tệ hơn nó được vì sao vậy.
Củ loa còn được gọi là Transducer (bộ chuyển đổi năng lượng).
Nó chuyển từ tín hiệu điện (từ máy khuếch đại) thành chuyển động cơ (cuộn dây động voice coil) sau đó thông 1 màng bức xạ (màng loa cone) thay đổi áp suất không khí tạo nên âm thanh. Các thiết bị tệ về hiệu suất như bình acqui (Điện↔Hoá) hay tấm Pin mặt trời (Quang↔Điện) cũng tốt hơn nó gấp nhiều lần vì nó phải qua trung gian là cơ học (Điện-Cơ-Âm).
Ví dụ 1 cái loa có độ nhạy là 95dB( hiệu suất rất cao đó), đưa vào đó 100W điện ta thu được khoảng 3W âm thanh, 97W còn lại chỉ để nhún nhảy màng loa và đốt nóng cuộn dây động thôi, quá hao phí.! Hầu hết các loa có hiệu suất khoảng 1% thôi đó các bạn.
Với 1 thiết bị có cấu tạo kém cỏi như vậy nhưng chúng ta buộc lòng phải sử dụng vì hiện nay chưa ai nghĩ ra cách nào hay hơn cả, chắc phải 50 năm nữa, có thể lúc đó ta có cách nào đó thay đổi trực tiếp áp suất không khí từ điện mà không cần phải hệ cơ học nào hết.
Nghe nản quá! Chẳng muốn nghiên cứu về nó nữa! Nhưng có lẽ vì tình yêu âm nhạc (ai mà không yêu nó chứ) mà các kỹ sư vẫn miệt mài nghiên cứu và cho ra nhưng sản phẩm lấy hết hồn vía chúng ta chỉ từ 1% nhỏ nhoi đó. Dám chắc 100% các kỹ sư thiết kế loa mê nhạc dữ lắm. Họ dùng khoa học để phục vụ cho nghệ thuật, tôi coi họ như thánh sống vậy rất đáng quí trọng. Hiểu thêm 1 chút về loatôi không biết có giúp chút gì cho việc nghe nhạc không, hay có thể Diy 1 cái loa cho riêng mình không? Nhưng vì tài liệu về loa ở Việt Nam quá ít và cả ngàn câu hỏi trên diễn đàn nên hi vọng bài viết này sẽ gíup 1 ít cho các bạn. Loa không thuộc về các chuyên gia nó là của tất cả mọi người yêu âm nhạc, tôi nghĩ là vậy.
2. Cấu tạo củ loa:
2.Chức năng của các thành phần:
a. Frame (Khung sườn loa):
Dùng để gắn các thành phần, loại cao cấp thì bằng nhôm đúc, bình thường thì bằng sắt dập đôi khi còn được làm bằng nhựa. Đối với các loa bổng và một số loa trung khung sườn thường kín (bít luôn đằng sau) khung sườn cũng là chổ cho các hãng thi thố tài năng, như loa bổng của B&W khung sườn phía sau làm bằng thủy tinh có hình dạng vỏ ốc giúp triệt tiêu hoàn toàn âm thanh từ phía sau màng loa. Khung sườn loa cho biết loa đó cao cấp cỡ nào còn về âm thanh không ảnh hưởng nhiều lắm chỉ mong sao nó đừng có bề mặt quá lớn gây phản xạ trực tiếp lại màng loa.
b. Surround, edge (viền nhún):
Các loa ngày xưa thì thường cùng chất liệu giấy với màng loa hoặc vải (xếp gấp lại) với loại này thì viền tương đối cứng và ảnh hưởng trực tiếp đến thông số kỹ thuật của loa, loại viền này nếu bị rách nên dán lại, không nên cắt ra chế lại bằng viền cao su mút thông dụng. Ngày nay khuynh hướng thiết kế viền nhún càng mềm dẻo và bền là được, với loại này chẳng may bị mục hay rách bạn có thể thay thế mà không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng (do độ cứng không đáng kể). Viền loa không phát ra âm thanh nó chỉ có tác dụng giữ kín hơi và độ mềm dẻo. Tuy nhiên nếu thay thế không đúng loại âm thanh sẽ rất khác nhau. Nhìn vào viền loa nếu có kinh nghiệm bạn có thể nhận biết loa âm thanh như thế nào dùng vào việc gì ví dụ như viền gân vải có thể dùng loa trầm hoặc trung trầm, viền mút mềm đa phần dùng làm loa trầm, viền cao su dày nên chỉ dùng cho Sub điện.
c. Spider, Damper (màng nhện):
Là thành phần cực kỳ quan trọng và lao động nặng nhọc nhất trong củ loa, khi đưa tín hiệu điện vào, loa di chuyển nhưng phải luôn quay về vị trí cân bằng để thực hiện cho những tín hiệu theo sau. Nó hoạt động như 1 cái lò xo, độ cứng của nó tuỳ vào ý đồ nhà thiết kế, ngoài ra nó còn giúp cho cuộn dây hoạt động đúng tâm. Độ động của củ loa  phụ thuộc rất lớn vào độ nảy của màng nhện(lò xo) này. Màng nhện cấu tạo với hình dạng( các nếp gấp) khác nhau, vật liệu khác nhau sẽ cho âm thanh khác nhau. Việc sản xuất màng nhện tương tự như luyện thép, phải sử lý keo và thời gian hấp nhiệt để đạt được độ cứng độ dẻo mong muốn. Loa nếu sử dụng quá lâu, công suất quá lớn sẽ làm lão hoá (mỏi) màng nhện khiến âm thanh không còn rõ nét và ầm ì . Màng nhện quyết định chất lượng củ loa về độ bền âm thanh theo thời gian. Màng nhện bị rách bị hư sẽ là 1 tai hoạ nếu bạn không thể tìm được đúng loại. Các loa cao cấp yêu cầu phải có thời gian chạy rà chính là 1 phần tôi luyện cho màng nhện được hoạt động tối ưu.
Magnet (nam châm):
thường có 3 loại Alnocol, Ferrite, neodymium:
Alnicol: là vật liệu dùng trong các loa ngày xưa (1940-1965), đây là loại có từ trường rất mạnh ngày nay ít còn được dùng do rất mắc, loại này tuy tốt nhưng nếu hoạt động liên tục ở công suất cao sẽ dẫn tới sự truyền nhiệt độ từ cuộn dây vào nam châm làm cho nó giảm lực và không tự phục hồi, loại ferrite khi nguội lại có khả năng tự phục hồi từ trường.
Để cuộn dây hoạt động tối ưu nó cần được đặt trong 1 miền từ trường cao, miền này chính là khe từ nhỏ hẹp chỉ vài mm. Để tập trung thông lượng từ trường tại đây người ta dùng những miếng sắt dẫn từ. Kết hợp với nam châm gọi chung là mạch từ.
Cấu tạo mạch từ (gồm nam châm và các miếng sắt dẫn từ) của nam châm alnicol (thường là mạch nội từ) tốt về âm thanh hơn so với cấu trúc mạch từ ferrite do có ít khoảng trống trong mạch khi hệ dao động ít gây ra tạp âm.
Ferrtie: có lực từ yếu hơn alnicol ( cùng khối lượng)là loại dùng phổ biến nhất nó rẻ và khó bị khử từ khi hoạt động ở công suất cao. Thường mạch từ của Ferrite là loại ngoại từ.
Neodymium: Là sự kết hợp các ưu điểm của 2 loại trên, từ mạnh và khó bị khử từ. Ngoài ra do nhỏ gọn nó còn được dùng trong các loa xe hơi, micro v.v. Ngày nay do giá thành đã giảm khá nhiều các hãng loa danh tiếng cũng đã sản xuất rất nhiều loa sử dụng vật liệu này.
Vật liệu từ không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, nam châm ferrite cũng cho lực từ mạnh nhưng sẽ cồng kềnh, các vật liệu từ mạnh do nhỏ gọn sẽ có được cấu trúc mạch từ tối ưu hơn cho âm  thanh.
Nam châm là loại vật liệu đặc biệt nó có thể bị khử từ khi nhiệt độ quá cao, nếu bị làm rớt cấu trúc của nó cũng thay đổi, nó không như cục sắt thông thường đâu.
Nếu cần dùng âm thanh công suất lớn (loa sân khấu), bạn nên chọn củ loa có vòng ổn định từ (bằng nhôm hay đồng) trên Top plate hoặc miếng chụp trên pole Piece. Nó có tác dụng hạn chế dòng điện xoáy bảo đảm loa hoạt động liên tục ở công suất cao.
Cuộn dây động (Voice coil):
Cấu tạo gồm lõi (bobin) là ống hình trụ dùng quấn dây lên đó, nó được đặt trong khe hở từ, các loa cao cấp khe từ này rất khít với cuộn dây động vì đây là nơi tập trung năng lượng từ. Khe từ càng nhỏ mật độ từ càng cao. Các loa thông thường để cho an toàn khe từ có thể rộng hơn đôi chút tuỳ vào chất lượng.
Lõi để quấn dây phải làm bằng chất liệu không từ tính, phải thật nhẹ, phải cứng chắc và phải chịu được nhiệt độ cao đôi khi lên đến 250 độ C. Hiện nay đa số dùng Nhôm làm lõi vì nó có công suất chịu đựng cao và rẻ tiền, loại nữa là giấy cũng khá tốt nhưng công suất kém hơn. Loại cao cấp thì có Nomex. Cuộn dây làm bằng vật liệu khác nhau sẽ cho thông số củ loa khác nhau, còn về mặt âm thanh chỉ trừ loại bằng Nhôm tuy có công suất cao nhưng âm thanh thì có đôi chút vấn đề, do tần số công hưởng của vật liệu này nằm trong ngưỡng nghe.
Dây quấn:
loại thông dụng là dây tròn, ngoài ra còn có dây vuông và dây bầu dục. Do khoảng trống của loại dây tròn tương đối lớn điều này gia tăng khối lượng, các loại kia thì tối ưu hơn. Đối với loa đây là điều quan trọng. Vấn đề sử dụng dây vuông chỉ là thời gian, do nó tiết kiệm tới hơn 20%. Trong thời buổi cái gì cũng đắt đỏ trước sau gì các cục biến áp cũng phải dùng dây vuông thôi.
Dây quấn thông dụng nhất là đồng, bằng nhôm phủ đồng bên ngoài , loại bằng nhôm thì có khối luợng nhẹ nhưng khó hàn và điện trở riêng cũng cao hơn đồng, loại bằng bạc thì quá tốt rồi nhưng cũng khó gắn kết và mắc nữa.
Thành phần keo trong cuộn dây động là quan trọng nhất, keo cũng phải nhẹ, phải chịu nhiệt độ cao phải chắc nữa. Đa số keo trong đây là loại đặc dụng khó kiếm ở Việt Nam.
Cuộn dây động làm việc theo 2 dạng thông dụng nhất: loại có cuộn dây lú ra ngoài ( Overhung Voice Coil) và loại nằm hoàn toàn trong khe từ ( Underhung Voice Coil):
Hầu hết các loa dùng kiểu cuộn dây nằm tràn ra ngoài (overhung voice coil) do nó giảm được khá nhiều nhiệt năng dẫn đến tăng công suất. Loại nằm hoàn toàn trong khe từ được dùng trong các loa công suất trung bình nhưng độ trung thực rất cao đặc tính kiểm soát rất tốt và tuyến tính trong giới hạn công suất. Nhìn sơ qua các bạn đã thấy sự mắc tiền của nó, ngoài vật liệu nhiều hơn các tính chất của vật liệu cũng đòi hỏi rất khắt khe. Nó phải mắc gấp 3,4 lần loại thông thường. Kỹ thuật này thường dùng trong các loa bổng và các loa dòng Ultra Hiend.
Ngoài ra còn có loại voice coil dạng kéo đẩy với 2 miếng sắt dẫn, nhằm triệt tiêu độ méo,
loại có 2 cuộn dây riêng biệt dùng cho loa Sub Stereo.
Số lớp dây quấn thông dụng là 2 hoặc 4, số lớp này tùy vào ý đồ thông số kỹ thuật mà người kỹ sư mong muốn, dây lớn dây nhỏ cũng vậy. Không nên mở rộng khe từ để quấn dây to, hay quấn nhiều lớp hơn, vì khối lượng của voice coil phải tương ứng với mật độ từ trong khe. Khi quấn dây to hay nhiều lớp khối lượng tăng mà năng lượng từ không đủ sẽ dẫn đến giảm hiệu suất, vì vậy âm thanh sẽ bé hơn đặc biệt ở dãi tần cao, gây lầm lẫn là tăng âm trầm.Do hiệu suất giảm nên cuộn dây sẽ nóng lên không tốt cho loa và cả máy khuếch đại.
Cuộn dây bị cháy có thể quấn lại được, chất lượng tuỳ thuộc vào độ tinh xảo tay nghề ( cái này thì Việt Nam mình rất khéo), chỉ cần sử dụng đúng keo chất lượng thì có thể nói là bảo đảm, vì hầu hết các công đoạn ráp loa đều làm bằng tay cả.
Sẵn tiện đây nói thêm về râu loa ( tisel wire), việc hàn dây này phải thật nhanh và chính xác thời gian tối đa là 3 giây cho 1 mối hàn (càng nhanh càng tốt), đặc biệt dây nối từ cuộn dây động tới râu. Nguyên do để lâu dây đồng sẽ cháy giòn khi hoạt động bị gãy thì rất đáng tiếc. Các bạn diy loa nếu gắn socket thì không sao, nếu hàn trực tiếp lên đó cũng lưu ý việc này.
Màng loa (cone paper) :
Hãy tưởng tượng khi chưa gắn màng loa vào bạn đưa tín hiệu nhạc vào, loa nhún nhảy như là động cơ bình thường, nó sẽ không phát ra âm thanh. Muốn có âm thanh bạn cần thay đổi áp suất không khí bằng cách gắn vào đó 1 màng loa đây là cái duy nhất phát ra âm thanh mà chúng ta nghe được, các phần trước đó được hiểu như bộ lái điều khiển bằng tín hiệu điện. Nói nôm na sự truyền động từ cuộn dây giống như cái dùi của 1 anh đánh trống và anh này được điều khiển bằng tín hiệu điện vậy thôi. Vậy thì màng trống( màng loa) bằng vật liệu nào sẽ cho ra âm thanh kiểu đó, trống da nghe khác trống nilon chứ. Để thiết kế 1 củ loa khi chưa có màng loa các chương trình máy tính ngày nay dễ dàng thực hiện được bằng cách dịch ngược các thông số yêu cầu. Lý thuyết thiết kế ở đây là điện ,từ và cơ học.
Để thiết kế 1 nhạc cụ quan trọng nhất là nó phải nghe thấy hay (cái này có trời mới biết sao nó hay) ví dụ như có cây violon của ông nào đó bên Ý hay nhất thế gian ai cũng công nhận và các cây Violon khác muốn chiếm ngôi thì cứ tới đó mà thi thố. Mỗi một nhạc cụ đã có tuổi đời hàng trăm năm, quá trình đó các nghệ nhân từng bước hoàn thiện nó và tới giờ cũng vậy, làm nhạc cụ hay không phải là chuyện dễ dàng gì.
Các bạn nói làm sao loa là 1 nhạc cụ được chứ nó là 1 thiết bị điện tử rõ ràng mà, nếu màng loa có khối lương bằng không( là không thể) lúc đó nó sẽ không có khối lương riêng không có tần số riêng cũng như không có âm sắc lúc đó tín hiệu như thế nào nó sẽ phát y như vậy, tiếc là không như vậy, đừng khóc cho tôi(loa) Achentina.
Nghĩa là âm thanh phát ra từ loa sẽ không trung thực(trừ loa ghita điện cái này có thời gian nói sau nhe các Bác), việc 1 loa có thể tái tạo chính xác mọi nhạc cụ lại càng không thể. Và cũng không có 1 cái loa nào trên thế giới được chọn để tham chiếu cả, vì không có chuẩn nên cuối cùng tất cả được đặt trên đôi tai vàng của bạn, bạn nghe thấy hay tức là nó hay khỏi bàn.
Màng loa là cái quyết định loa bạn sẽ nghe hay như thế nào. Là phần quan trọng nhất là phần mà ta yêu hay ghét loa này và loa khác, là thứ mà bạn chẳng thấy chút cảm xúc nào với 1 cặp loa 20.000USD, trong khi lại ngây ngất với cặp loa rẽ hơn những 10 lần. Miễn là bạn biết trung thực với chính mình bạn sẽ có những chọn lựa đúng đắn, tiền là của mình nghe nhạc cũng là mình mà.
Giá tiền của 1 cặp loa không nói lên giá trị của nó đối với bạn, thước đo giá trị cho nó chính là thời gian bạn dành nghe nó hót.
Bạn có 1 cặp loa 10tr đã nghe 1 năm rồi, mỗi ngày bạn nghe cỡ 30p, 1 tay chơi ghé qua loa này là hifi thôi nếu có tiền nên mua loa ABC gì đó còn được gọi là loa Hi end, giá 30tr, bạn đi mua về thật háo hức thời gian đầu 1 ngày nghe 4,5 tiếng, sau đó không hiểu vì sao thời gian bạn dành cho nó ngày càng ít đi, và ít hơn nhiều so với cặp loa cũ, có thể cặp loa bạn vừa bán đi có thể là cặp loa hay nhất đối với bạn, và chỉ mình bạn mới hiểu thôi. Đừng nghe ai hết hãy nghe bằng chính mình, đừng mua hãy tặng cho bản thân mình thứ mình thích nhất. Chia sẽ niềm vui với các bạn đã có 1 cặp loa đúng ý mình, bạn thật hạnh phúc.

                                   Theo TOA

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Thí sinh thi tốt nghiệp khoanh bừa đáp án môn Tiếng Anh là tình trạng chung các thí sinh vùng sâu vùng xa

Nhiều thí sinh khoanh bừa đáp án môn tiếng Anh
Thí sinh cho rằng đề tiếng Anh với 64 câu trắc nghiệm và 5 câu tự luận khá dài, nhiều em khoanh bừa đáp án phần trắc nghiệm. Riêng phần tự luận nói về lợi ích của bơi lội được xem là thú vị.

Kết thúc 90 phút làm bài chiều 1/7, nhiều thí sinh điểm thi THCS Dịch Vọng Hậu (Hà Nội) nhận định đề tiếng Anh dài với 64 câu trắc nghiệm (8 điểm) và 5 câu tự luận (2 điểm). "Phần luận yêu cầu viết về lợi ích của bơi lội khá thú vị. Em làm được khoảng 7 điểm", Nguyễn Hồng Thuận (THPT Phạm Hồng Thái) nói.
Cẩm Tú (THPT Tùng Thiện) cũng nhận định đề dài, có câu dễ lẫn khó. Phần dễ rơi vào bài đọc hiểu. Phần luận yêu cầu viết về tác dụng của việc học bơi nên thấy hào hứng vì là vấn đề thời sự. "Những kiến thức trọng tâm mà đề ra bọn em được ôn ở trường và qua thi thử nên khi làm bài không lúng túng", Tú cho hay.
nhieu-thi-sinh-khoanh-bua-dap-an-mon-tieng-anh
Thí sinh đầu tiên bước ra khỏi phòng thi môn tiếng Anh chiều 1/7 tại điểm thi THCS Dịch Vọng Hậu. Ảnh: Hoàng Phương.
Tại điểm thi THPT Võ Thị Sáu (cụm thi Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM), hầu hết thí sinh cho rằng đề môn tiếng Anh khó, chỉ có thể đạt 5-6 điểm. Trịnh Dinh Dinh (ngụ quận 11) cho rằng, cấu trúc đề thi quen thuộc đã được ôn tập nhiều lần trước đó, song có một số câu đánh đố.
"Phần trắc nghiệm học sinh trung bình có thể lấy đủ điểm tốt nghiệp. Riêng phần đọc hiểu được chia thành nhiều mức độ nhằm phân loại. Đề bài viết lại câu của phần tự luận hơi khó nhưng phần viết đoạn văn khá dễ vì chủ đề quen thuộc, có thêm gợi ý", Dinh Dinh nhận xét và dự đoán mình sẽ đạt 6-7 điểm.
Trong khi đó, một số thí sinh khác tỏ ra bi quan khi nói bài thi chỉ đạt 3-4 điểm. "Đề khó quá, em toàn đánh lụi", Hồng Nhung (thí sinh quận 7) nói. Còn thí sinh Nguyễn Hoài Thu (quận Tân Phú) cho biết 90 phút không đủ thời gian làm bài, nhiều câu em "đánh đại vào đáp áp". 
Cũng cho rằng đề tiếng Anh khó hơn năm ngoái, Triệu Thị Tươi, THPT Tràng Định (Lạng Sơn) cho biết, phần luận nhiều bạn cũng không làm được hoặc rất ít. Đây là phần dành cho học sinh giỏi, tuy nhiên Tươi thi khối C nên không quá lo lắng.
Thí sinh Lâm Thế Vĩnh (THPT Pác Khuông) cho biết độ khó của các câu trong đề tăng dần, ngay phần đọc hiểu nếu không nắm được từ vựng thì khó chọn đúng đáp án. "Phần luận 2 điểm cuối cùng em không làm được. Em không ôn sâu tiếng Anh nên có những câu khoanh bừa", nam sinh thi khối B buồn bã nói.
nhieu-thi-sinh-khoanh-bua-dap-an-mon-tieng-anh-1
Phụ huynh chờ con thi tại Đại học Giao thông Vận tải. Ảnh: Giang Huy.
Tại Thừa Thiên - Huế, nhiều thí sinh tại hội đồng Đại học Y dược đánh giá đề tiếng Anh dài và khó. Nhiều câu hỏi có nội dung phức tạp gây khó khăn trong việc lựa chọn đáp án. "Ở bài đọc hiểu thứ hai về ngành công nghiệp sản xuất thức ăn, em hơi mất thời gian để hiểu", nữ sinh Hồ Thị Cẩm Hương (TP Huế) đánh giá và cho hay có 3 đến 4 câu em nhắm mắt "đánh bừa" đáp án.
"Đề dài và hơi khó nhưng ở phần luận nói về việc học bơi rất thú vị, có tính thực tiễn gây hào hứng cho học sinh", Gia Chính (TP Huế) tự tin nói. Ngày thi đầu tiên của Chính khá suôn sẻ.
Tiếng Anh không phải là thế mạnh nên Hoàng Trọng Nhân (THPT Đặng Trần Côn) thấy không tự tin với bài làm. Nhiều chỗ Nhân chỉ biết chọn bừa đáp án rồi nộp bài, chỉ mong sẽ không bị điểm liệt môn này.
Tại Đà Nẵng, nhiều thí sinh cho biết chỉ chắc chắn được khoảng 5 điểm, nhiều câu phải đánh bừa. Em Hùng Cường (THPT Phạm Phú Thứ) thi tại hội đồng Đại học Sư phạm đánh giá đề ra theo cấp độ khó dần. 5 câu đầu tiên chỉ cần nắm chắc kiến thức trong sách giao khóa là làm đúng đáp án. Nhưng những câu sau đề mang tính phần loại dần, càng về sau càng khó.
Còn thí sinh Nguyễn Chí Linh cho hay, hầu hết các bạn trong phòng phải đánh bừa một số câu quá khó. "Em dự định xét tuyển bằng điểm của khối D. Sáng nay thi Toán được khoảng 5 điểm. Chiều môn tiếng Anh cố gắng lắm cũng chỉ cầm chắc 5 điểm", Linh nói trong dáng vẻ mệt mỏi.
Giáo viên đánh giá đề thi "dễ thở"
Cô Trần Thị Vũ Hằng, Giáo viên tiếng Anh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định nhận xét, cấu trúc đề thi THPT quốc gia tiếng Anh năm nay tương tự như Đề thi môn tiếng Anh năm 2015 nên không gây bất ngờ cho học sinh. Đề thi rất cơ bản, đảm bảo đánh giá tốt học lực của thí sinh, từ mức trung bình đến khá, giỏi và xuất sắc. Phần kiểm tra ngữ âm, ngữ pháp cơ bản, bám sát chương trình sách giáo khoa, trọng tâm là chương trình sách giáo khoa 12, nên thì sinh không khó để hoàn thành nội dung này. Đặc biệt, phần chữa lỗi sai, chú trọng việc phát hiện ra lỗi ngữ pháp nên không gây khó khăn cho học sinh.
"Cái hay của đề thi năm nay tôi cho rằng về nội dung ngôn ngữ, đề thi có lồng ghép các kiến thức cập nhật như nhiễm độc thực phẩm, chuyến công du của tổng thống Obama đến Việt Nam sẽ gây hứng thú cho học sinh. Ở nội dung bài đọc cũng vậy, đã đề cập đến những chủ đề khoa học thiết thực đối với học sinh và sinh viên tương lai như thiên nhiên, dinh dưỡng...", cô Hẳng nói.
Còn bài viết về chủ đề, cô cho biết đã được học trong sách giáo khoa về tầm quan trọng của việc biết bơi nên không gây khó khăn cho học sinh. Đánh giá cao về tính phân loại của đề thi năm nay, cô cho rằng đề thi đã đảm bảo có tính phân loại tương đối rõ. Có khoảng 30% số câu cơ bản, rơi vào các điểm ngữ pháp - từ vựng quen thuộc để học sinh học lực yếu, trung bình có thể dễ dàng đạt được. Còn nội dung kiến thức mức trung bình khá chiếm khoảng 40% và mức khó chủ yếu rơi vào dạng bài đọc hiểu và một số câu từ vựng.
Cô Lại Thị Thắm (Tổ trưởng môn Anh - THPT Nhân Việt, TP HCM) đánh giá phần trắc nghiệm ngữ pháp từ câu 6 đến 24 (mã đề 852) đã bám sát sách giáo khoa, không đánh đố học sinh, các cấu trúc ngữ pháp cơ bản. Học sinh lo sợ một số câu khó về thành ngữ, cụm động từ, thì đề thi năm nay cho thành ngữ rất quen thuộc. Phần đọc và điền từ vào chỗ trống tương tự đề thi năm ngoái, học sinh trung bình có thể làm được 6-7 câu.
Cô Lê Thị Phương Thoa (Tổ trưởng môn Anh văn, trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP HCM) dự đoán, đề thi tiếng Anh năm nay số em đạt điểm dưới trung bình khá cao. "Không phải vì đề khó mà yêu cầu thí sinh phải có vốn từ vựng, kỹ năng làm bài, điều mà học sinh phổ thông thường rất yếu", cô Thoa nói.
Còn cô Phan Kim Hương - Giáo viên môn tiếng Anh Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm (thuộc Đại học Cần Thơ) cũng cho rằng, đối với các thí sinh thi tốt nghiệp thì đề này vừa sức. Còn với các học sinh chuyên Anh hoặc thi vào các ngành có môn tiếng Anh thì đề này dễ, khả năng điểm 7-10 khá cao.
Nhận định về đề thi, cô Nguyễn Thanh Hương, giáo viên bộ môn tiếng Anh tại hệ thống giáo dục HOCMAI cho rằng, bám sát chương trình cơ bản sách giáo khoa, khả năng phân loại cao. Đề thi “dễ thở” với các thí sinh, phổ điểm trung bình năm nay sẽ từ 5 đến 6. Đề thi có nhiều câu khá hay và thực tiễn, với lực học trung bình - khá và nắm chắc kiến thức cơ bản thí sinh có thể đạt 5 đến 6 điểm. Với lực học khá và tâm lý vững vàng thí sinh có thể đạt 7-8 điểm. Điểm 9 đến 10 sẽ xuất hiện với những thí sinh xuất sắc.
Ngày hôm nay (2/7), thí sinh sẽ thi môn Văn trong 180 phút và môn Vật lý 90 phút vào buổi chiều.
                                                                                           Theo Express